Câu hỏi thường gặp FAQ về Đèn ray nam châm
Giá thi công đèn ray nam châm âm và nổi trần bao nhiêu?
Giá thi công đèn ray nam châm âm và nổi trần hiện nay dao động từ 130.000đ đến 180.000đ/ mét ray. Tùy thuộc vào khối lượng thi công lắp đặt đèn và thanh ray nam châm mà đơn giá thi công cao hay thấp. Công ty đèn led Thiên Lộc: đơn vị cung cấp đèn led ray nam châm và thi công lắp đặt trọn gói với giá tốt nhất tại Hà Nội và HCM.
Giá đèn ray nam châm âm trần bao nhiêu tiền
Đèn ray nam châm âm trần trên thị trường hiện nay có giá dao động từ 250.000đ đến loại 600.000đ/ đèn. Tùy thuộc vào mẫu đèn, công suất bao nhiêu cũng như chất lượng từng hãng đèn mà giá bán rẻ hay cao. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đèn led ray nam châm giá rẻ kém chất lượng cũng như công suất thực tế thiếu hụt nhiều so với công suất ghi trên tem dán. Vì vậy, quý khách nên tìm mua đèn rọi ray nam châm ở các đơn vị - hãng đèn led uy tín nhất.
Hướng dẫn các bước lắp đèn ray nam châm tại nhà
Cách thi công lắp đèn ray nam châm âm trần thạch cao
Thi công lắp đèn ray nam châm đòi hỏi độ chính xác cao, phải lắp trước khi làm trần thạch cao. Việc lắp đặt và thi công đèn led ray nam châm cũng gần tương tự như lắp trần thạch cao vì vậy nên thi công đèn led ray nam trâm cùng với đội thi công trần thạch cao.
Việc thi công lắp đèn ray cùng với đội làm trần thạch cao giúp ta thi công đơn giản mang lại hiệu quả và tính thẩm mỹ cao. trường hợp khách hàng đã làm trần thạch cao trước rồi thì nên lựa trọn phương án lắp nổi đèn ray nam châm siêu mỏng hoặc lắp thả trần. Bộ khung đèn led ray nam châm sẽ được gắn kèm theo nguồn cố định trên trần.
Đối với hệ ray nam châm âm trần thì biện pháp lắp đặt là quan trọng nhất, bởi nó quyết định đến các quy trình và tiến độ của cả một công trình. Đặc biệt hơn nữa là tính thẩm mỹ trong chiếu sáng và trang trí không gian trần. Ray nam châm âm trần là hệ ray được đặt âm và cố định trong trần thạch cao. Vì thế khi lắp đặt cần phối hợp mật thiết với đội thạch cao.
Bước đầu từ bản vẽ mà các kiến trúc sư đưa xuống công trình. Người phụ trách kỹ thuật của hai bên đèn và thạch cao sẽ định vị hệ đèn trên khung xương thạch cao trước. Để gia cố hệ trần khi các đường ray đèn băng qua. Và cũng từ hệ khung đó chúng ta sẽ cố định và bắt vít liên kết giữa thanh ray nam châm và hệ trần.
Sau khi định vị và cố định được hệ ray nam châm thì đội thợ bên đèn tiến hành đi hệ thống dây điện chờ trên trần thạch cao. Để sau cung cấp nguồn điện cho hệ ray. Sau khi hệ ray nam châm đã hoàn thành thì đội thạch cao tiếp tục công việc của mình như bình thường.
Cách lắp đặt đèn hệ ray nổi và hệ ray thả cho trần bê tông
Biện pháp thi công và lắp đặt cho hệ ray nam châm lắp nổi và thả trần đơn giản hơn hệ ray nam châm lắp âm trần. Bởi hai hệ ray này lắp trước hay lắp sau thì nó không ảnh hướng đến các quy trình và tiến độ thi công của các nhà thầu khác. Với hệ ray nam châm lắp nổi hoặc thả trần thì đội nhân viên lắp đặt chỉ cần khoan và thả cáp treo xuống các vị trí đèn. Sau đó dùng các phụ kiện của các hệ ray liên và nối chúng thành 1 khối. Hoặc thả theo mô dul mà các kiến trúc sư thiết kế
Hệ đèn nam châm và hệ ray nam châm được liên kết với nhau trực tiếp bằng nam châm và các hệ cá được tích hợp sẵn trên đèn. Nên chúng ta chỉ cần đưa đèn lên và ấn vào hệ ray nam châm là xong.
Đèn ray nam châm gồm những loại nào?
Các loại đèn ray nam châm bao gồm: 50 mẫu đèn rọi tiêu điểm, đèn ray tán quang, đèn rọi spotlight, đèn rọi treo thả trần, đèn ray nam châm gấp...
Đèn ray nam châm là gì?
Đèn ray nam châm có tên tiếng anh là magnetic light. Đèn led ray nam châm là loại đèn rọi ray thế hệ mới có nam châm dưới thân đèn trượt trên thanh ray hệ âm trần-nổi trần hoặc treo thả trần. Hệ đèn led nam châm bao gồm: 50 mẫu đèn ray tiêu điểm-đèn led tán quang- đèn rọi spotlight, thanh ray âm trần hoặc nổi trần, phụ kiện khớp nối các thanh ray với nhau và bộ đổi nguồn adapter cho đèn led ray nam châm giúp chuyển đổi điện 220V về điện áp 48VDC.